Đây có phải điều đáng lo ngại và có gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng? Nó còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Thế nhưng nếu như bạn có theo dõi cái cách mà OnePlus đáp trả về rắc rối xoay quanh nó thì bạn sẽ cảm thấy “khó có thể yêu thương nổi”!
Ban đầu, khi họ mới tìm hiểu về lỗi này, nhà sản xuất đến từ Trung Quốc nhận định chỉ một số lượng rất nhỏ máy bị dính lỗi này, vì thế đây là điều “bình thường và không có gì to tát cả.” Vài giờ sau đó, OnePlus đã đăng tải một bài viết trên trang mạng xã hội Twitter của họ rằng hiệu ứng jelly này sẽ sớm được khắc phục trong bản cập nhật phần mềm tới đây.
Chính bài tweet này đã khiến không ít người hoài nghi, khi mà các chuyên gia cho rằng căn nguyên của vấn đề này xuất phát từ lỗi thiết kế phần cứng – việc màn hình được lắp đặt theo chiều ngược lại so với thông thường để có đủ không gian cho các linh kiện bên trong.
Chúng ta chưa thể khẳng định được giả thiết này là đúng bởi không phải toàn bộ những chiếc OnePlus 5 đến tay người tiêu dùng đều gặp phải nó. Tuy nhiên, ta cũng chẳng biết được liệu đây có phải là thứ có thể được sửa chữa bằng bản vá phần mềm hay không, bởi OnePlus đã “lật lọng” và xóa bài viết trên Twitter rồi công bố rằng đây là hiện tượng tự nhiên chứ không phải do lỗi của công ty mình. Cụ thể, bài Tweet mới nhất của họ như sau:
Đúng là chuyện lưu ảnh trên võng mạc là có thật – đây là khi bạn nhìn thấy một đường sáng chạy theo bóng đèn khi nó di chuyển nhanh trong một vùng tối.
Nó cũng là lý giải khoa học cho trò “bút chì uốn dẻo” – giữ chiếc bút bằng hai ngón tay rồi đung đưa nó ở một tốc độ nhất định, khi nhìn trực diện sẽ tạo ra cảm giác bút chì bị biến dạng, trở nên dẻo dai như làm bằng cao su, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Về cơ bản, những gì bạn thấy bằng mắt được truyền lên não với một độ trễ nhỏ, chính là nguyên nhân phát sinh ra ảo giác này.
Thế nhưng ta cùng suy xét xem cách giải thích của OnePlus có hợp lý hay không?
1) Nếu như hiệu ứng jelly trên OnePlus 5 là hoàn toàn do hiện tượng lưu ảnh gây nên, thì ta sẽ không thể quan sát nó trên camera được.
2) Với tư duy hết sức phi logic này, thì tất cả mọi loại smartphone đều dính phải “bệnh” này chứ không riêng gì OnePlus.
OnePlus 5 là một chú dế thông minh rất đáng tiền khi được trang bị thông số phần cứng cực khủng, camera rất đẹp và mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà, dễ chịu nhờ có hệ điều hành Oxygen OS gần như thuần Android.
Vì vậy mà việc màn hình có hơi (chỉ hơi thôi nhé) lag, giật một chút cũng không hẳn là vấn đề quá lớn đối với nó. Tuy nhiên lối hành xử thiếu chuyên nghiệp cũng như lời giải thích “câu trước đá câu sau” của OnePlus đã không chỉ đánh mất đi hình ảnh của mình trong mắt những fan trung thành, mà còn khiến những khách hàng tiềm năng trong tương lai không dám đặt niềm tin vào họ nữa.
Theo GenK
" alt=""/>OnePlus 5 gặp lỗi màn hình 'kẹo thạch', nhà sản xuất bảo ngay đấy là do mắt người dùngTheo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến đầu tư cấp Chính phủ vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, chú trọng tổ chức xúc tiến đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài lớn về công nghệ cao, trong giai đoạn 2017-2018, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư.
Năm 2017, Ban Quản lý đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư 5.053 tỷ đồng trên diện tích 11,7 ha (bình quân 19 triệu USD vốn đầu tư/1 ha đất).
Đến hết tháng 4/2018, Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng mức đầu tư 10.918 tỷ đồng trên diện tích 15,4 ha (bình quân 31,5 triệu USD vốn đầu tư/1 ha đất).
Các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng đang triển khai rất nhanh.
" alt=""/>Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ hút 1 tỷ USD đầu tư trong năm 2018?Adrian Kingsley cho biết hiện tại anh có 6 bộ sạc điện thoại thông minh và máy tính bảng. Tất cả chúng đều đang cắm vào ổ sạc và không có thiết bị kết nối với chúng. Trong trường hợp này bao nhiêu điện năng đã được sử dụng? Anh tự hỏi mình có nên rút bộ sạc ra khỏi nguồn khi không có kết nối với thiết bị hay không?
Thay vì ngồi đó đoán mò, anh đã quyết định thực hiện một số thử nghiệm. Cụ thể, anh muốn thử nghiệm số Watt tiêu thụ của những bộ sạc này. Anh sử dụng đồng họ đo điện tử để đo lượng lượng điện năng tiêu thụ của các bộ sạc. Điện được định giá bằng kilowatt giờ (kWh hay 1000 watt) hay 3,6 triệu J (jun) năng lượng. Tức là, một thiết bị có công suất là 1000 watt thì trong một giờ sẽ tiêu thụ 1kw điện.
Về chi phí, theo số liệu được công bố bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thì tính đến tháng 4/2017, chi phí trung bình cho 1 kw điện tại Mỹ là 0,12 USD (2.700 VND), đắt nhất là tại Hawaii với giá 0,3 USD (6.800 VND).
Adrian Kingsley lấy một bộ sạc iPhone chính hãng (của Apple) và cắm vào nguồn để cho nó tiêu hao năng lượng (không kết nối với thiết bị nào), quá trình này diễn ra trong vài ngày.
Không có gì bất ngờ ở đây: một bộ sạc điện thoại thông minh tiêu thụ điện – ngay cả khi nó không sạc cho điện thoại.
" alt=""/>Bộ sạc smartphone của bạn đã lãng phí bao nhiêu tiền điện?